Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Website nghe pháp âm với giao diện mới

Cảm ơn các bạn đã truy cập và ủng hộ website Nghe Pháp Âm của chúng tôi trong suốt thời gian qua! Để đáp lại tấm chân tình đó chúng tôi ra mắt phiên bản website Nghe Pháp Âm với giao diện mới hoàn toàn. Nhằm đáp ứng tấm chân tình và nhu cầu nghe pháp âm của các bạn



Nhân dịp giáng sinh chúng tôi chúc các bạn có một mùa giáng sinh an lành

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Một Đại đức nặng lòng với nỗi đau đời

Tôi thấy quanh mình còn quá nhiều những trẻ nhỏ lầm than, cho dù là những người tu hành nhưng chúng tôi vẫn không thờ ơ trước những nỗi đau đời. Tôi luôn cố gắng bù đắp phần nào những nỗi đau ấy.

Đó là lời tâm sự của Đại đức Thích Tục Khang- trụ trì chùa Hồng Phúc (phường Bắc Sơn- quận Kiến An- Hải Phòng). Đại đức sinh ra tại Hà Nam trong một gia đình có cơ duyên với cửa Phật.

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Thích Minh Thanh

Chúng con chưa có thông tin về đại đức giảng sư này, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email: info@phananhhuy.vn

Thích Quảng Lực

Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về BanChúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Tâm An


ĐĐ. Thích Tâm An thế danh Lê Bình sinh năm 1979 tại Xuân Lộc, Đồng Nai. Xuất gia năm 1998 với TT. Thích Chân Tính, chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, Tp.HCM. Năm 2003 thọ Tỳ-kheo giới. Đại đức đã tốt nghiệp cử nhân Ngoại ngữ chuyên Anh(Đại học Ngoại Ngữ Hà Nôi). Tốt nghiệp cử nhân Phật học tại Học viện PGVN tại TP.HCM khóa 6, chuyên ngành Triết học Phật giáo. Hiện là Trụ trì Chùa Hưng Pháp, ẤP 1A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai.

Thích Trí Huệ


ĐĐ.Thích Trí Huệ Thế danh Trần Minh Á Sinh: 25- 03- 1971 Quê quán: Cà Mau Tốt nghiệp: Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh- Kỹ Sư Xây Dựng. Năm cuối Học Viện PGVN tại TP.HCM. Email: trihuehp@yahoo.com.vn

Thích Đức Trường

Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về BanChúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Minh Nhẫn


Đại Đức hiện là UV Ban Hoằng pháp TW GHPGVN; thành viên Hội đồng điều hành Viện Nghiên cứu Phật học VN tại TP.HCM; Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Học viện PGVN tại TP.HCM; Chánh Thư ký Ban trị sự kiêm trưởng Ban Giáo dục Tăng, ni THPG Kiên Giang; Trụ Trì Chùa Phật Quang TP. Rạch Giá kiêm Trụ Trì Chùa Hải Sơn (Chùa Hang - Khu Du Lịch Chùa Hang) Huyện Kiên Lương - Kiên Giang, là người sáng lập và là Giám đốc Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang - huyện Hòn Đất.

Thích Hạnh Bảo

Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về BanChúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Thiện Ý

Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về BanChúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Minh Thành


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Ngộ Thông


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Quang Thạnh


ĐĐ. Thích Quang Thạnh sinh năm 1968 tại TP, HCM. Tốt nghiệp tiến sỹ Phật học 2005 Hiện là Chánh thư ký Ban Phật giáo Quốc Tế TW.GHPGVN, Phó tổng thư ký Viện nguyên cứu Phật học Việt Nam, Ủy viên thường trực BTS. THPG Tp.HCM. Phó thư ký Ban Hoằng Pháp THPG TP.HCM. Phó trưởng phòng hành chánh - Đào tạo; kiêm giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Trú xứ Chùa Kỳ Quang II, 154/4A Lê Hoàng Phái, P17, Q. Gò Vấp, Tp.HCM. Email : quanhthanh2000@yahoo.com

Thích Thông Phổ


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Trí Chơn


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Pháp Hòa


ĐĐ.Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại Cần Thơ, Việt Nam. Định cư tại Canada năm 12 tuổi, xuất gia năm 15 tuổi. Thọ Tỳ-kheo tại Pháp Quốc năm 20 tuổi. Thầy tiếp nhận trách vụ trụ trì TV. Trúc Lâm (Canada) năm 2006 và TV. Tây Thiên(Canada) năm 2007

Thích Phước Tiến


Đại đức Thích Phước Tiến thế danh Lê Thanh Tròn, Nguyên quán xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long. Đại đức xuất gia với HT. Thích Hoàn Phú, tại Tổ đình Phước Hậu vào năm 1988. Năm 2006 du học Ấn Độ và năm 2008 Đại đức đã hoàn tất cao học. Hiện là Ủy viên Ban Hoằng pháp TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trụ trì chùa Long Khánh địa chỉ : E/4/6 Nguyễn Hữu Trí, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh. Tp.HCM Số điện thoại 08. 626894909 www.phatphapungdung.com Email : thichphuoctien@yahoo.com

Thích Thiện Thuận


ĐĐ.Thích Thiện Thuận - Trụ trì Viện Chuyên Tu - Bà Rịa Vũng Tàu
Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Nguyên Tạng


Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng sinh năm 1967 tại Vĩnh Thái, Thành Phố Nha Trang. Xuất gia năm 1980, thọ Sa Di năm 1985, thọ Tỳ Kheo năm 1988; tốt nghiệp Cử Nhân Anh Ngữ (Đại Học Sư Phạm) năm 1995 tốt nghiệp Cử Nhân Phật Học năm 1997; đến định cư và là Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Đại Lợi từ đầu năm 1998 (Trụ Trì TVQD là TT Thích Tâm Phương). TT cũng là người chủ trương và chủ biên trang nhà www.quangduc.com; tác phẩm đã in: Chết và tái sinh, Hỏi hay đáp đúng, Phật Giáo khắp thế giới, Thuyết luân hồi và Phật Giáo Tây Phương, Sức mạnh của lòng từ, Phật ngọc hòa bình… tác phẩm sẽ in: Lịch sử Phật Giáo Úc Đại Lợi, Phật Giáo và Khoa Học…

Thích Nhật Từ


Thượng tọa Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó thư ký, Ban Phật giáo quốc tế TƯ, GHPGVN.Phó ban kiêm tổng thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM.Trụ trì Chùa Giác Ngộ, Tp.HCM.

Thầy Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 2, thầy đã xuất gia với Hòa thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ và tiếp nhận giới Tỳ-kheo vào năm 1988 tại Đại giới đàn Đồng Tháp. Thầy Nhật Từ làm trụ trì chùa Giác Ngộ từ năm 1992 và thành lập hội Đạo Phật Ngày Nay vào năm 2000. Thầy đã chia sẻ pháp thoại cho cộng đồng người Việt trong nước cũng như ở Hoa Kỳ và Úc châu, dấn thân hoằng pháp thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục và từ thiện, nhằm mang lại lợi lạc cho cá nhân và xã hội.

TRÌNH ĐỘ

- Bằng đại cương cử nhân Anh văn (Trường đại học Sư phạm TP.HCM, 1994).
- Cao học triết học (Đại học Delhi, 1997).

- Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2002).

VAI TRÒ HỌC ĐƯỜNG

- Trưởng Bộ môn Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
- Phó thư ký Hội đồng điều hành, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM.

- Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

- Thành viên Ban biên tập Đại tạng Kinh Việt Nam.



VAI TRÒ TRONG GIÁO HỘI

- Giám đốc, hội Đạo Phật Ngày Nay.

- 1992 đến nay: Trụ trì chùa Giác Ngộ.

- 2002-2012: Phó thư ký, Ban Phật giáo quốc tế TƯ, GHPGVN.

- 2002-2007: Ủy viên Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM.

- 2006-2012: Phó ban kiêm tổng thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP.HCM.
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

- 1988 đến nay: Tác giả và dịch giả của trên 20 sách về Phật giáo.
- 1991-1994: Thành viên biên tập, Từ điển Phật học Huệ Quang (9 tập).
- 2002-2007: Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM.
- 2002-2006: Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Phật giáo.
- 2005-2006: Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok).
- 2006-2007: Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok).
- Đã từng giảng dạy hoằng pháp học và triết học và Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, lớp Cao cấp giảng sư, các trường Phật học tại TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Giảng trên 400 pháp thoại tại chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Phổ Quang, chùa Đức Quang, chùa Giác Nguyên và một số các chùa ở các tỉnh thành khác.
- Tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật Phật giáo và các chương trình văn nghệ Phật giáo tại một số chùa và HTV trong vòng ba năm qua.
- Là nhà hoạt động xã hội, thầy Nhật Từ làm từ thiện, góp phần vơi đi nỗi khổ niềm đau, giúp người thiên tai, hỗ trợ người già và tàn tật, trẻ em mồ côi, mổ mắt từ thiện và các hoạt động khác.
HỘI THẢO KHOA HỌC

Thầy Nhật Từ đã tham dự và thuyết trình các hội thảo trong nước và nước ngoài, cụ thể như: Phật giáo và du lịch tâm linh (New Delhi), Hội thảo tăng đoàn Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn (Cao Hùng), Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo lần thứ IV (Bangkok), Hội thảo giáo dục Phật giáo tại Pháp Cổ Sơn (Đài Bắc), Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ I (Hàng Châu), Hội thảo của Hội Liên hữu Phật tử thế giới lần 23 (Cao Hùng), Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ nhất (Kandy), Hội thảo PG quốc tế về Phật giáo trong thời đại mới (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo nhập thế (TP.HCM), Hội thảo quốc tế về Châu Á đa dân tộc và đa ngôn ngữ (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo thế giới tại trường Mahachulalongkorn năm 2006 và 2007.

BIÊN TẬP VÀ XUẤT BẢN

- Biên tập trang Đạo Phật Ngày Nay: http://buddhismtoday.com và trang Tủ Sách Phật Học http://tusachphathoc.com
- Biên tập và xuất bản Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay (trên 50 tác phẩm về nhiều chủ đề khác nhau, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và hành trì).
- Tác giả và biên tập chương trình Pháp âm Đạo Phật Ngày Nay (trên 300 CD và VCD đã được phổ biến từ năm 2005).
- Biên tập và xuất bản Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay (trên 20 album), Cổ nhạc Đạo Phật Ngày Nay (trên 10 album) và tiếng thơ Đạo Phật Ngày Nay (trên 60 CD).
- Biên tập và xuất bản chương trình âm thanh hóa Đại Tạng Kinh Việt Nam dạng MP3 (bao gồm kinh tạng Pali, kinh tạng A-hàm và kinh tạng Đại thừa đã được dịch Việt). Phổ biến trên trang nhà http://tusachphathoc.com

CÁC KHÓA TU
- Tổ chức và điều phối khóa tu “Một ngày an lạc” tại chùa Phổ Quang và khóa tu cho người ung bướu tại chùa Giác Ngộ, nửa tháng một lần.
- Thuyết giảng và hướng dẫn thiền cho hàng ngàn trại viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội như TTBTXH Tân Hiệp, TTBTXH Bình Phước (khoảng 1300 người), TTBTXH Chánh Phú Hòa (khoảng 500 người), TTBTXH Phú Nghĩa (khoảng 400 người), TTBTXH Bà Rịa Vũng Tàu (khoảng 800 người), TT người già và tàn tật Thạnh Lộc (khoảng 600 người), Trung tâm thanh thiếu niên 3 (khoảng 400 người) v.v…
- Thường thuyết giảng và hướng dẫn ăn chay cho gần 2000 phạm nhân tại trại giam K.20 huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhằm giúp phạm nhân chuyển hóa tâm tánh, làm lại cuộc đời.

NƠI LÀM VIỆC
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, 750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP. HCM, Việt Nam.

ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ
Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM, Việt Nam.
ĐT: +84-8-8... +84-908....
Email: thichnhattu@yahoo.com & buddhismtodayinc@yahoo.com
Website: http://www.buddhismtoday.com & http://www.tusachphathoc.com

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN (CHỌN LỌC)
- Tạp chí Tư Tưởng Phật Giáo, biên tập. Sài Gòn: 1991.
- Kinh Tụng Hằng Ngày. TP.HCM: NXBTG, 1994.
- Cẩm Nang Viết Khảo Luận, Luận Văn và Luận Án. TP. HCM, NXB TP.HCM, 2002.
- Nghi Thức Sám Hối. TP.HCM: NXBTG, 2002.
- Kinh A-di-đà. TP.HCM: NXBTG, 2003.
- Nghi Thức Cầu An. TP.HCM: NXBTG, 2003.
- Nghi Thức Cầu Siêu. TP.HCM: NXBTG, 2003.
- Từ điển Phật học Huệ Quang, 8 tập (cộng tác). TP.HCM: NXBTG, 2005.
- Phê Bình “Thần Học Ky-tô giáo theo Cung Cách Châu Á.” Santa Ana: NXB Giao Điểm, 2005.
- Nghi Thức Phật Đản. TP.HCM: NXBTG, 2006.
- Kinh Vu-lan và Báo Ân Cha Mẹ. TP.HCM: NXBTG, 2007.
- Chuyển Hóa Cảm Xúc. TP.HCM: NXBTG, 2006.
- Phương Trời Thong Dong. TP.HCM: NXBTG, 2007.
- Hiểu Thương và Tùy Hỷ. TP.HCM: NXBTG, 2007.

Thích Hoằng Dự

ĐĐ. Thích Hoằng Dự (thế danh Tô Hoằng Dự) tự Hân Kiến. Sinh năm 1964 nguyên quán Trảng Bàng, Tây Ninh. Đại đức xuất gia năm 1969 với đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh tại chùa Vạn Đức và thọ Cụ-túc giới năm 1984. Tốt nghiệp cao cấp Phật học VN tại TP.HCM năm 1992. Hiện là giảng viên của Học viện Phật Giáo VN, và các trường Cao, Trung Phật học tại TP.HCM Trú xứ Chùa Vạn Đức, huyện Thủ Đức, TP.HCM, Số điện thoại : 0913628838

Hằng Trường


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Nguyên Hiền


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Viên Trí


Thích Viên Trí (Thế danh: Hoàng Ngọc Dũng) sinh năm 1959 tại Huế. Xuất gia tại Chùa Linh Sơn, Ðà Lạt năm 1968. Tốt nghiệp Cao Cấp Phật Học VN tại TP.HCM năm 1992. Năm 1994 du học tại Ðại Học Delhi, Ấn Ðộ, tốt nghiệp M.A năm 1996, M. Phil năm 1997, và bảo vệ luận án tiến sĩ tháng 12 năm 2001. Hiện là giảng viên của Học viện Phật Giáo VN tại TP.HCM, Học viện Phật Giáo VN tại Thừa Thiên Huế.

Thích Giác Hóa


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Minh Thiện

Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Bửu Chánh


TT.Thích Bửu Chánh thế danh Lê Hà, Sinh năm 1961 tại Xã Tam Quan, Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Thượng tọa thọ sa-di giới năm 1974 tại Chùa Phổ Minh. Quận Gò Vấp. Sài gòn. Thầy tế độ Sa-di là Cố Hòa Thượng Bửu Chơn, Thầy tiếp dẫn là Hòa Thượng Thiện Tâm. Thọ Tỳ-kheo giới tại chùa Trúc Lâm Q.6 Tp.HCM năm 1981 với Thầy tế độ là Cố HT.Tịnh Sự và Thầy Yết-ma là Cố HT.Siêu Việt. TT tốt nghiệp Tú tài phổ thông năm 1980. TT đã tốt nghiệp cử nhân văn chương và cử nhân sử học tại trường đại học tổng hợp Tp.HCM. Tốt nghiệp cử nhân Phật học tại Học viện PGVN Tp.HCM. Tốt nghiệp Cao học sử tại viện khoa học xã hội TP.HCM. Tốt nghiệp thạc sĩ Phật học, phó tiến sĩ Phật học và tiến sĩ Phật học tại đại học Delhi, Ấn Độ, tốt nghiệp văn bằng văn học và cổ ngữ Pali tại đại học Delhi. Hiện TT là UV.HĐTS, phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, phó viện trưởng, kiêm trưởng khoa Pali Học viện PGVN tại Tp.HCM, phó trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Thiền viện Phước Sơn, Xã Phước Tân, Tp. Biên Hòa, Trụ trì Chùa Quang Minh, xã Long An, huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Số ĐT : 0913.940683 Email : subuuchanh@yahoo.com

Thích Minh Thành


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Tấn Đạt


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Đạt Đạo


THƯỢNG TỌA THÍCH ĐẠT ĐẠO thế danh Huỳnh Văn Hà. Sinh năm 1951 tại Hạnh Thông Xã, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định Năm 13 tuổi, quy y với Hòa thượng Thích Đức Chơn, sinh hoạt Gia đình Phật tử (GĐPT) Quảng Hương và ở tại chùa Long Huê, Gò Vấp đi học. Năm 15 tuổi, được Hòa thượng Thích Trí Thủ cho thế phát xuất gia hành điệu tại tu viện Quảng Hương Già Lam. Sau đó, tu học tại Phật học viện Hải Đức, Nha Trang; Phật học viện Báo Quốc, Huế rồi trở vào Sài Gòn ở tại tu viện Quảng Hương Già Lam, theo học Đại học Khoa học Sài Gòn và Đại học Vạn Hạnh. (Mời xem tiếp chi tiết tiểu sử)
Đã tốt nghiệp:

- Thạc sĩ quản lý giáo dục tại trường đại học Tennessee năm 1999
- Khóa báo chí do Hội nhà báo Tp. Hồ Chí Minh tổ chức năm 1991
- Trường Hành chính quốc gia năm 1990
- Giảng sư hạng xuất sắc do Văn phòng II TW GHPGVN và Ban Trị sự THPG/TP.HCM tổ chức năm 1985
- Chứng chỉ thâm cứu khoa Sinh học tế bào năm 1975
- Cử nhân khoa học tại Đại học Khoa học Sài Gòn 1974
Chức vụ đã và đang giữ:
- Nguyên Thư ký riêng của HT. Thích Trí Thủ, Chủ tịch đầu tiên Hội đồng Trị sự TW GHPGVN (Quyết định VP2 TWGH ngày 30/4/1982)
- Ủy viên Thường trực HĐTS TW GHPGVN
- Phó Trưởng ban thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TW.
- Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử THPG TP. HCM (từ 2002 đến nay)
- Nguyên Tổng Thư ký kiêm Chánh Chủ sự Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM (1987 - 2008)
- Đương nhiệm Phó Viện trưởng HVPGVN tại Tp. HCM (2008 - …..)
- Phó trưởng Ban Hoằng pháp TW. GHPGVN
- Viện chủ chùa Bát Nhã
- Từ năm 1988 đến nay:
+ Giảng viên HVPGVN tại Tp. HCM
+ Giảng viên Trường Cao Trung Phật học TP.HCM, Bình Dương, Long An, Cần Thơ
+ Giảng viên Các khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ Hành chánh và Trụ trì tại các tỉnh thành Long An, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang
+ Giảng viên Các khóa Huấn luyện GĐPT tại TP.HCM, Huế, Lâm Đồng, Bình Thuận

Nghiên cứu khoa học:

Tham gia vào các đề án nghiên cứu khoa học của GSTS. Mai Trần Ngọc Tiếng như:
- Chế ngự sự tăng trưởng hột của cây long nhãn, cây quýt tiều và cây xoài
- Nghiên cứu và sản xuất thanh long trái mùa
- Tham quan phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Sinh học tế bào và phân tử của trường Đại học Quốc gia Singapore từ ngày 4/6/1996 đến 21/6/1996 theo lời mời của GSTS. trưởng khoa Tet_Fatt_Chia
Hội nghị và Hội thảo quốc tế:
- Năm 2005, tham dự Hội nghị quốc tế ASEM tại Bali, Indonesia
- Năm 2005, tham dự Hội thảo về Bồ tát Thích Quảng Đức tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM
- Năm 2006, tham dự Hội nghị quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức” tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp.HCM
- Năm 2007, tham dự Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong truyền thống Phật giáo Đông Á” tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Tp. HCM
- Năm 2009 tham dự hội thảo Quốc tế tại Wuxi (China) – Taipei (Taiwan)
- Năm 2009 tham dự hội thảo Quốc tế tại Đại lễ Vesak Thái Lan.
Sách đã xuất bản:
- Kinh An ban thủ ý lược giải, NXB Tôn giáo, 2004
- Nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội Phật giáo, NXB Tôn giáo, 2006
- Có nhiều bài viết đã đăng trên báo Giác Ngộ từ 1988 đến nay.

Địa chỉ:
- Chùa Bát Nhã
327/11 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Điện thoại: (84.8) 3.5533.780
Fax: (84.8) 3.5533.780
Email: batnha327@yahoo.com

- Cơ quan công tác:
Học viện Phật giáo Việt Nam
750 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Điện thoại: (84.8) 3.8478.779
Fax: (84.8)3.8443.416
Website: www.vbu.edu.vn
Email: dhpgvn@vbu.edu.vn

Thích Thông Phương


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Giác Đăng


Thượng tọa Thích Giác Đăng thế danh Hồ Văn Hiếu sinh năm 1950 Quê quán xã Bình Mỹ, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang Thượng tọa xuất gia năm 1977 với HT. Thích Giác Giới tại Tịnh Xá Ngọc Viên tỉnh Vĩnh Long .Hiện Thượng tọa trụ trì Tịnh Xá Ngọc Trung (Tăng) Huyện Thốt Nốt, Tỉnh Cần Thơ. Email : sugiacdang2007@yahoo.com ĐT 0918330335

Thích Chân Tính


Thượng Tọa Thích Chân Tính thế danh Nguyễn Sỹ Cường sinh năm 1958 Nguyên quán tỉnh Hà Bắc. Xuất gia năm 1973 với Đại lão Hòa Thượng Ngộ Chân Tử tại chùa Hoằng Pháp. Hiện Thượng Tọa là Trụ trì chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh - ĐT : 08.37133827 - www.chuahoangphap.com.vn

Tịnh Từ

Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Bảo Nghiêm


TT.Thích Bảo Nghiêm thế danh Đặng Minh Châu Sinh ngày 27/12/1956 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện là Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng Pháp TW.GHPGVN, Trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư - số 50 phố Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. www.chuabang.com

Sinh ra và lớn lên trong gia đình cách mạng, bố là Đảng viên, bác sỹ Bệnh viện tỉnh Thái Bình, mẹ là Y tá Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Bungari tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ sống, đi học văn hóa với bố mẹ ở xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Do nhà gần chùa nên sớm tối lui tới chùa lễ Phật và mến mộ đạo Phật. Năm 1971 xin phép cha mẹ xuất gia tu tại chùa Diên Phúc thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

+ Năm 1972, được tu học tại Trường tu học Phật Pháp Trung Ương. Năm 1981 – 1985 học tại trường cao cấp Phật Học Việt Nam khoá I ( nay là Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội- chùa Quán Sứ Hà Nội). Trong kỳ thi tốt nghiệp là một trong 6 vị tăng ni sinh xuất sắc đỗ loại ưu.

+ Tháng 2/1986 được Giáo hội bổ nhiệm công tác và lưu trú Tại văn phòng Thành Hội Phật Giáo Hà Nội ( chùa Bà Đá số 3 phố Nhà thờ Hà Nội.

+ Tháng 11/1987 tại Đại hội Phật Giáo Hà Nội lần thứ II được cử chánh Văn Phòng ban trị sự Thành Hội.

+ Tháng2/1989 được Ban giám hiệu mời làm giảng sư và Thư Ký trường Cơ bản Phật học Hà Nội.

+ Tháng 3/1992 Thành hội bổ nhiệm trụ trì Chùa Lý Triều Quốc Sư - số 50 phố Lý Quốc Sư Hà Nội.

+ Tháng 4/1992 Đại hội Thành hội Phật Giáo Hà Nội nhiệm kỳ III được cử giữ chức Chánh Thư Ký kiêm Chánh Văn Phòng Thành Hội Phật Giáo Hà Nội.

+ Tháng 2 năm 1992 được bổ nhiệm trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư tại số 50 đường Lý Quốc Sư, Hà Nội.

+ Tháng 11/1992 Đại hội Phật Giáo Việt Nam lần thứ III được cử thành viên Hội đồng trị sự Trung Ương, Chánh thư ký Ban hướng dẫn nam nữ Phật tử Trung Ương.

+ Năm 1993 Ban giám hiệu Trường Cao cấp Phật Học Việt Nam thỉnh mời làm giảng sư của Trường.

+ Năm 1994 Đại hội Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hà Nội được tham gia Uỷ Viên Uỷ ban khoá 12 và Uỷ vên Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc quận Hoàn Kiếm.

+ Năm 1994 tham gia Uỷ viên Uỷ ban Hoà bình Thành Phố Hà Nội.

+ Ngày 02.06.1996: Được bổ nhiệm trụ trì chùa Linh Tiên Tự hay còn gọi là Chùa Bằng A. tại Phường Hoằng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

+ Tháng 8/1997: Đại hội kỳ IV Thành hội Phật Giáo Hà Nội được tái cử Chánh thư ký kiêm Chánh Văn phòng Thành Hội.

+ Tháng 11/1997 Đại hội lần thứ IV GPGVN được suy cử trong Ban Thường trực kiêm Uỷ viên kiểm soát Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó ban Hoằng Pháp Trung ương, Phó thư ký Ban Giáo Dục Tăng Ni Trung ương. Tại Đại hội này đã được Giáo Hội tấn phong Giáo Phẩm Thượng Toạ.

+ Tháng 12/1997 Ban trị sự Thành Hội cử chức Phó hiệu trưởng kiêm Giáo Vụ Trường cơ bản Phật học Hà Nội.

+ Tháng 2/1999, được bổ nhiệm trụ trì Chùa Cảm Sơn tại Phường Đại Lài, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Tháng 8/1999 Đại hội Mặt trận Tổ Quốc Thành Phố Hà Nội chức lần thứ 13, được tái cử Uỷ viên Uỷ ban và là Uỷ viên UBMTTQ quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Trống(đương nhiệm).

+ Giới đàn Phật Giáo Hà Nội được tổ chức hàng năm sau khoá hạ an cư, được thỉnh làm điển lễ và giới sư các giới đàn.

+ Năm 2001 là ủy viên hội bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội.

+ Năm 2002: là Phó Ban thường trực Ban trị sự Thành hội Phật Giáo Hà Nội - nhiệm kỳ 5.
- Tại Đại Hội Đại biểu Phật Giáo toàn quốc của GHPG Việt Nam lần V, được cử làm Ủy viên Thư ký Hội Đồng trị sự GHPG Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007, kiêm Phó trưởng Ban Hoằng Pháp Trung Ương.
+ Năm 2004: Tái đắc cử Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa 13 nhiệm kỳ 2004 - 2009 và tái đắc cử là ủy viên Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành Phố Hà Nội khoá 14 nhiệm kỳ 2004 - 2009.

+ Năm 2005: được cử làm Trưởng Ban đại diện Phật Giáo tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 2006: vào Tháng 7, được mời làm Phó viện trưởng Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, phụ trách giáo dục đào tạo và công tác của sinh viên.

+ Năm 2007: là ủy viên Ban Chấp hành TW Hội Chữ Thập Đỏ khóa 8. Tại Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo Tỉnh Hà Tĩnh lần I tổ chức vào Tháng 8, được suy cử làm Trưởng Ban Trị sự tỉnh Hà Tĩnh. Cũng trong Tháng 8, được suy cử làm Phó Chủ tịch Ủy Ban Hòa bình TP Hà Nội.
- Tháng 9: Tại Đại Hội VI của Thành Hội PGHN được suy cử là Phó trưởng Ban thường trực Hội Đồng Trị Sự Thành Hội PG Hà Nội nhiệm kỳ 2007 - 2012.

- Tháng 10: được cử làm Phó CT Ủy Ban Quốc Tế Phật Đản của Việt nam ( IOC).

- Tháng 12: tại Đại Hội VI của GHPG Việt Nam, được suy cử làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPG Việt nam kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPG Việt Nam nhiệm kỳ 2007 - 2012.
+ Năm 2008: Vào trung tuần Tháng 2 năm 2008, Thủ tướng Chính Phủ cử làm Ủy viên Ban điều phối Đại Lễ Phật Đản LHQ tại Việt Nam kiêm Trưởng ban trang trí khánh tiết tại Đại Lễ.
Tháng 12, Tại Hội Nghị Hợp nhất Phật Giáo Hà Nội và Hà Tây được cử làm Trưởng Ban trị sự Thành Hội PG Hà Nội mới.
+ Năm 2009: vào tháng 4 là Trưởng phái đoàn Đại biểu của GHPG Việt Nam đi Hoằng Pháp tại các nước Châu Âu.

+ Từ năm 2000 đến nay, là Giới sư các Giới Đàn của Thành Hội PG Hà Nội tổ chức ( mỗi năm một đàn). Kiêm Giới sư của các Giới đàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa. Là giảng sư Trường Trung cấp Phật Học Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Nam Định khóa I, II. Là Giảng sư Học viện PG Việt Nam khóa 3 đến khóa 6.

+ Từ năm 1988 đến năm 1992: là giáo viên giảng dạy Phật Pháp tại Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội. Cũng là vị tu sỹ đầu tiên làm giảng viên dạy Phật Pháp tại trường Quốc gia hệ Đại học.

- Các phần thưởng, bằng khen trong quá trình làm công tác Phật sự và Hoằng Pháp:

- được nhiều bằng tuyên dương công đức của GHPG Việt Nam
- 2 Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ: trong đó
1 kỷ niệm chương của UB Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
1 cúp vàng Vì Sự Phát Triển của Cộng Đồng.( Năm 2010)
- 01 Bằng khen của Hội Đồng Nhân Dân TP Hà Nội

- 04 Bằng khen của Chủ tịch UB Nhân Dân TP Hà Nội và Bằng khen của UB MT Tổ Quốc TP Hà Nội.

- 01 huy chương Vì Hòa Bình Hữu Nghị giữa các Dân Tộc của Đoàn Chủ Tịch Liên Hiệp các tổ chức Hữu Nghị Việt Nam tặng.

Trong quá trình công tác, chúng tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm của một tu sĩ Phật Giáo, hoạt động theo phương châm của Giáo Hội “Đạo pháp dân tộc, Chủ nghĩa xã hội”.

Thích Minh Chơn


HT.Thích Minh Chơn tên thật là Nguyễn Tấn Lập sinh năm 1946, quê quán tại Tp. HCM. Hòa thượng đã tốt nghiệp Đại Học. Hiện Hòa thượng là : Phó Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN Trưởng Ban Hoằng Pháp THPG-TP.HCM Trưởng đoàn giảng sư THPG-TP.HCM Ủy viên Ban trị sự THPG-TP.HCM Ủy viên Ban giáo dục tăng ni THPG-TP.HCM Giáo sư: Trường đạo tạo Giảng sư cao cấp Ban Hoằng Pháp TW-GHPGVN. Trường cao trung Phật học TP.HCM Địa chỉ: Chùa Phật Bảo, số 14-16 đường Phan Xích Long, phường 16, Quận 11, TP.HCM. ĐT: 0909765651 – 08.39698225. Trưởng ban quản trị Tổ đình Giác Nguyên. Địa chỉ: 1 /10 C quốc lộ 22 ấp Dân Thắng 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Thích Nhật Quang


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Giác Hạnh


HT. Thích Giác Hạnh (Thế danh Nguyễn Văn Não) Sinh Năm 1937 Quê quán ở Cần Đước Long An. HT xuất gia năm 14 tuổi (1950) với cố đại lão HT Thích Thiện Bình chùa Thiên Phước huyện Cai Lậy Tỉnh Tiền giang. Hiện Hòa Thượng là UV HĐTS TW GHPGVN Phó Ban Trị sự Kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp tỉnh BRVT Trụ trì Hội Phước. Thị xã Bà Rịa Số ĐT 064.3825903

Thích Giác Toàn


Chúng con chưa có thông tin, quý vị nào biết xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ email :phananhhuy@gmail.com

Thích Thiện Trí


Viện chủ Tổ đình Long Bửu (Bình Dương), trụ trì Tịnh thất Huyền Trang ( 221 Kha Vạn Cân, P.Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.HCM) Đt : 08. 38970171. Website : thichthentri.com
HT. Thích Thiện Trí thế danh Đinh Từ Lu, Nguyên quán Tỉnh Bình Định, HT xuất gia năm 10 tuổi với HT. thượng Như hạ Hương hiệu Cát Hải tại Tổ đình Bình Quang, thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.
- Năm 19 tuổi HT là giáo sư Học viện Huệ Nghiêm (An lạc, Bình Chánh, TP. HCM)
- Năm 21 tuổi HT là Hiệu trưởng trường Trung học Bồ-đề Hạnh Đức (ngã tư Bảy hiền, Tân Bình, TP.HCM)
- Đến năm 25 tuổi HT giữ chức vụ Vụ trưởng vụ Sắc tộc vụ của GHPGVNTN.
Khi đất nước thống nhất, HT là giáo thọ sư trường Cao cấp Phật Học (Học viện Phật giáo sau này) giáo sư các khóa bồi dưỡng Giảng sư, Trụ trì khắp ba miền của đất nước.
Hiện HT giữ chức vụ phó trưởng Ban Hướng dẫn Nam nữ Phật tử TW, kiêm trưởng tiểu Ban Dân tộc ít người GHPGVN. Viện chủ Tổ đình Long Bửu (Bình Dương), trụ trì Tịnh thất Huyền Trang ( 221 Kha Vạn Cân, P.Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.HCM)
Đt : 08. 38970171. Website : thichthentri.com

Thích Trí Quảng


Hòa Thượng Thích Trí Quảng, sinh năm 1938 tại Củ Chi, Sàigon. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản năm 1971. Hiện nay đang giữ các chức vụ : -Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN - Trưởng ban Phật giáo quốc tế Trung Ương GHPGVN - Trưởng ban Trị Sự Thành Hội PG TPHCM - Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ

Giác Nhiên


Hòa thượng Thích Giác Nhiên – Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già khất sĩ thế giới, Trụ trì Tổ Đình Minh Đăng Quang 8752 Westminsters BLvd Westminsters, CA 92683. USA Tel: 1. 714. 895 1218

Tịnh Không


Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không - một cao Tăng đương đại của Phật giáo Đài loan. Xin xem chi tiết tiểu sử

Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không, thế danh là Từ Nghiệp Hồng, Ngài sanh tháng 2 năm 1927, tại huyện Lư Giang tỉnh An Huy Trung Quốc. Thời thiếu niên Ngài học ở trường trung học Quốc Lập thứ ba và trường trung học Nam Kinh Thị Lập thứ nhất, năm 1949 Ngài đến Đài Loan, phục vụ ở Thật Tiễn Học Xã, lúc có thì giờ Ngài nghiên cứu học tập kinh sử triết học. Năm 26 tuổi bắt đầu học Phật ăn trường chay, đầu tiên cầu học với nhà triết học giáo sư Phương Đông Mỹ. Kế đến theo học với cao tăng Mật Tông Đại Sư Chương Gia 3 năm. Sau cùng đến Đài Trung cầu pháp với nhà Phật học Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam 10 năm, tổng cộng học tập Phật Pháp 13 năm. Ngài tinh thông kinh luận của các tông phái Phật Giáo và học thuyết của những tôn giáo khác như Nho, Đạo, Cơ Đốc, Islam v.v., đặc biệt là đối với Tịnh Độ Tông Phật Giáo tận tâm tận lực chuyên tu chuyên hoằng, được thành tựu rất là huy hoàng.

Năm 1959, vào năm 33 tuổi, Ngài được thế độ ở chùa Lâm Tế vùng Viên Sơn thành phố Đài Bắc, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi thọ giới cụ túc Ngài đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và các nước trên thế giới. Trước sau đã giảng giải như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Tịnh Độ Ngũ Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện), Kinh Kim Cang, Kinh Địa Tạng, Kinh Phạm Võng, Kinh Nhân Vương, Kinh Đại Bát Nhã Cương Yếu, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Bát Đại Nhân Giác, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Thù Thắng Chí Lạc, Kinh Đương Lai Biến, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Kinh Kiết Hung, Lục Tổ Đàn Kinh, Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Vãng Sanh Luận, Đại Trí Độ Luận, Bách Pháp Minh Môn Luận, Duy Thức Nghiên Cứu, Bát Thức Quy Củ Tụng, Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm, Phật Giáo Tam Tạng kinh điển mấy mươi bộ. Ngoài ra, Ngài còn giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Liễu Phàm Tứ Huấn, còn có chương trình Nhân Ái Hòa Bình Giảng Đường, giảng kinh thuyết pháp 40 mấy năm chưa từng gián đoạn, hiện nay có phát hành nhiều loại băng giảng cassette, băng giảng video, đĩa CD - MP3, đĩa VCD - DVD, có đến mấy ngàn tập. Cho đến nay mỗi ngày 4 tiếng đồng hồ ở trong phòng ghi hình giảng Kinh Hoa Nghiêm, vui với kinh pháp, chưa hề mỏi mệt.

Năm 1960, Ngài được mời làm giảng sư ở Tam Tạng Học Viện chùa Thập Phổ thành phố Đài Bắc.

Năm 1961, nhận lời đảm nhiệm ủy viên hoằng pháp và ủy viên văn hiến của Hội Phật Giáo Trung Quốc.

Năm 1965, đảm nhiệm ủy viên thiết kế của Hội Phật Giáo Trung Quốc.

Năm 1972, đảm nhiệm tổng chủ giảng Đại Chuyên Phật Học Giảng Tọa của Hội Phật Giáo Trung Quốc.

Năm 1973, đảm nhiệm Viện Nghiên Cứu Phật Học Viện Học Thuật Trung Hoa, giáo thọ ủy viên biên dịch Hội Chú Thích Kinh Phật Ngữ Dịch Đài Loan.

Năm 1975, đảm nhiệm làm giáo thọ Văn Hóa Đại Học Triết Học Hệ Trung Quốc, và giáo thọ Thiên Chúa Giáo Đông Á Tinh Thần Sinh Hoạt Nghiên Cứu Tập Sở.

Năm 1977, đảm nhiệm viện trưởng Viện Nội Học Trung Quốc.

Năm 1979, đảm nhiệm viện trưởng Viện Tịnh Độ Thật Tiễn Trung Quốc.

Ngài trước sau sáng lập Hội Hoa Tạng Pháp Thí, Thư Viện Thị Thính Phật Giáo Hoa Tạng, Hội Gây Quỷ Phật Đà Giáo Dục, Tịnh Tông Học Hội Hoa Tạng v.v..., tổ chức Phật Giáo Giáo Dục và mấy chục ngôi đạo tràng chuyên tu chuyên hoằng pháp môn tịnh độ. Ngài là người tiên phong trong việc sử dụng hệ thống truyền thanh, đài truyền hình, truyền hình vệ tinh, mạng lưới thông tin toàn cầu, dùng phương tiện truyền thông hiện đại để truyền bá chánh pháp, đẩy mạnh nền giáo dục của Phật Đà.

In Đại Tạng Kinh miễn phí biếu tặng, ấn tống những loại sách thiện của nhà Nho, như Tứ Thư Ngũ Kinh, An Sĩ Toàn Thư, Liễu Phàm Tứ Huấn v.v… Những loại sách này khuyên người đoạn ác tu thiện, nâng cao phẩm chất lương thiện, khôi phục lại tâm tánh, đề xướng đạo đức, cải thiện phong hóa xã hội, hoằng dương kinh sách và tạo ra âm tượng có liên quan văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

Mấy chục năm nay đã ấn tống các loại kinh luận sách thiện lên đến hơn 10 triệu cuốn, còn in rất nhiều hình chư Phật Bồ Tát và lịch đại Tổ Sư Đại Đức mấy triệu tấm, các loại máy niệm Phật, băng niệm Phật, biếu tặng lưu thông trên toàn thế giới.

Năm 1977, Ngài bắt đầu nhận lời mời thuyết giảng ở hải ngoại đẩy mạnh nền giáo dục của Phật Đà. Chỉ rõ phương châm nền giáo học của Đại Thừa chủ yếu là phá trừ mê tín, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, khải phát chân trí huệ, khiến cho xã hội đại chúng hiểu rõ chân vọng, chánh tà, đúng sai, thiện ác, lợi hại, để xây dựng lý trí, đại giác, phấn phát, tiến thủ, lạc quan, tạo một lý tưởng nhân sanh quan vũ trụ quan, thì mới có thể giải quyết được tất cả khổ nạn của chúng sanh, đạt được mục tiêu giáo dục hạnh phúc chân thật vĩnh hằng, cứu cánh viên mãn.

Vì muốn để cho cái lý tưởng này thực hiện được, nên Ngài trước sau ở Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tây Ban Nha, Anh Quốc v.v... đề xướng chỉ đạo thành lập có hơn 50 mấy ngôi đạo tràng Tịnh Tông Học Hội, đảm nhiệm chức vụ cố vấn hoặc đạo sư của mấy chục đoàn thể Phật Giáo và đoàn thể xã hội. Cùng năm, Ngài còn đề xướng chỉ đạo cho con cháu người Trung Hoa khắp trên thế giới nên xây dựng Trung Hoa Dân Tộc Bá Tánh Tông Từ (đền thờ tổ tông), hy vọng cách giáo hóa này, khiến cho mọi người đều biết Thành, Tín, Trung, Kính, Hiếu Đạo, Luân Thường Đạo Lý, Thuần Phong Mỹ Tục, Hưng Long Quốc Vận, Thực Hiện Thái Bình. Ngài cũng nghĩ rằng Văn Ngôn Văn (cổ văn), là quá khứ, hiện tại, vị lai, ba đời cùng chung thông dụng ngôn ngữ văn tự, văn hóa Trung Hoa rất độc đáo khác thường, là một nền văn hóa trên thế giới phát minh vĩ đại nhất, cũng là mấy ngàn năm bảo tàng trí huệ của nhân loại, cùng với người hiện đại kết tinh thành một thể. Mỗi một người là con cháu của Viêm Hoàng (tổ tiên của người trung hoa), đều phải có trách nhiệm nghĩa vụ đem nền văn hóa này tiếp tục truyền thừa, phát dương quang đại.

Năm 1985, Ngài di cư sang Hoa Kỳ, thời gian Ngài hoằng pháp trên đất Mỹ, do bởi Ngài có sự liên hệ đoàn kết với các chủng tộc, xã hội được an hòa, nâng cao phương diện đạo đức, có sự cống hiến rất nỗi bật, tháng 8 năm 1995, Ngài được tiểu bang Texas nước Mỹ phong tặng Công Dân Danh Dự của tiểu bang, và thành phố Dallas cũng phong tặng Công Dân Danh Dự của thành phố. Thời gian hoằng pháp ở đây, đã từng được mời đi giảng ở trường Đại Học Lý Công Tân Gia Ba, trường Đại Học tiểu bang Maine nước Mỹ, trường Đại Học Deanza-College tiểu bang Texas, trường Đại Học Hawai, và các trường Đại Học ở Úc Châu như Melbourne, Sydney, Queensland v.v… Ở các nước á châu như trường Đại Học Phụ Nhân Đài Loan, trường Đại Học Văn Hóa Trung Quốc, trường Đại Học Thành Công, trường Đại Học Trung Sơn v.v... và đài truyền thanh, trên đài truyền hình thì có chương trình thuyết giảng Phật học chuyên giảng đề tài. Ngài đi đến nơi nào thuyết giảng thì có rất nhiều thính chúng lắng nghe pháp âm, pháp duyên của Ngài rất thù thắng, được tứ chúng đệ tử hết lòng ủng hộ.

Tháng 5 năm 1995, được sự chỉ đạo của Ngài, Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Tân Gia Ba và Tịnh Tông Học Hội liên kết sáng lập Lớp Bồi Huấn Nhân Tài Hoằng Pháp, và chỉ dạy công việc giáo học hằng ngày.

Tháng 5 năm 1998, ở Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Tân Gia Ba bắt đầu tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, cũng đồng thời tuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ.

Từ năm 1998, ở Úc Châu và Tân Gia Ba hai nơi này tích cực đẩy mạnh lý niệm văn hóa đa nguyên, xúc tiến hòa bình, xã hội an định. Ngoại trừ ra ở Tân Gia Ba chủ động đi thăm viếng các đoàn thể Tôn giáo và trợ giúp sự nghiệp từ thiện xã hội, ở Úc Châu tham gia diễn đàn tôn giáo, trợ giúp trường Đại Học Griffith thành lập Trung Tâm Văn Hóa Đa Nguyên, và trường Đại Học Queensland thành lập Học Viện Nghiên Cứu Giải Quyết Xung Đột và Hòa Bình.

Tháng 5 năm 2000, nhận lời mời của Cục Tôn Giáo Trung Quốc, Ngài cùng với những vị lãnh tụ của 9 đại tôn giáo Tân Gia Ba, đi thăm viếng các đại đoàn thể tôn giáo Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ thân thiện.

Tháng 1 năm 2001, bắt đầu ở Úc Châu dự bị xây dựng Tịnh Tông Học Viện, để bồi dưỡng trao dồi càng nhiều nhân tài Phật Giáo cho hàng hậu học. Ngài hiện cư ngụ tại Úc Châu, ngoại trừ mỗi ngày 4 tiếng đồng hồ ở trong phòng ghi hình tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, cũng thường đi Hồng Kông và Tân Gia Ba hoằng pháp.

Tháng 5 năm 2002, được trường Đại Học Griffith mời làm Giáo Sư Danh Dự, tháng 6 được trường Đại Học Queensland mời làm Giáo Sư Khách Tọa, và được thành phố Toowoomba phong tặng Công Dân Danh Dự của thành phố.

Giữa tháng 8 năm 2002, được trường Đại Học Griffith phong tặng Tiến Sĩ Danh Dự.

Tháng 7 năm 2003, với chức phận Giáo Sư đại biểu trường Đại Học Griffith đến Thái Lan tham gia Hội Nghị Thế Giới Hòa Bình Liên Hiệp Quốc.

Tháng 4 năm 2004 được trường Đại Học Queensland Úc Châu phong tặng Tiến Sĩ Danh Dự.

Tháng 6 năm 2004, bộ tôn giáo Indonesia tổ chức thành đoàn phỏng vấn lãnh tụ tôn giáo, thỉnh mời Ngài làm Cố Vấn Danh Dự, đi thăm viếng Ai Cập, Ý Đại Lợi và Vatican, nhờ vào thông qua tôn giáo giao lưu tiến đến tìm hiểu với nhau, cùng xây dựng ý thức chung.

Tháng 8 năm 2004, được trường Đại Học Châu Lập Islam Giáo Indonesia phong tặng Tiến Sĩ Danh Dự.

Tháng 8 năm 2004, được mời tham gia Hội Nghị Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc Giáo Khoa Văn tổ chức cử hành tại Okayama Nhật Bản, và phát biểu chuyên giảng đề tài.

Tháng 6 năm 2005, do bởi Ngài tích cực đẩy mạnh nền văn hóa đa nguyên, tôn giáo hòa hài, liên hệ đoàn kết chủng tộc và nổ lực công việc giáo dục thế giới, được Nữ Hoàng Anh Quốc ban tặng Huân Chương AM.

Nhất Hạnh


Hòa Thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh- Viện chủ đạo tràng Làng mai (Pháp)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh pháp danh Trừng Quang, đã xuất gia tu học từ năm 16 tuổi với Hòa thượng thượng Thanh hạ Quý thuộc môn phái Tổ đình Từ Hiếu. Năm nay Thiền sư 80 tuổi đời. Thiền sư đã đào tạo nhiều thế hệ xuất gia tại quê hương cũng như tại hải ngoại. Trên 100 tác phẩm của Thiền sư đã được lưu hành rộng rãi trên thế giới bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Hoa, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha...

Năm 1967, Thiền sư đã được Mục sư Martin Luther King Jr.(Nobel Hòa bình 1964) đề cử giải Nobel Hòa bình. Năm 1995, Thiền sư được cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev mời nói chuyện trước các vị nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học xã hội và kinh tế tại San Francisco ở Hội nghị State of the World Forum về "Chiều sâu tâm linh cho thế kỷ XXI".

Tháng 12-2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton mời Thiền sư đến Tòa Bạch Ốc để diễn giảng về "Hiểm họa Sida". Năm 2003, Thiền sư có buổi diễn giảng tại Quốc hội Hoa Kỳ cho các thượng, hạ nghị sĩ và sau đó hướng dẫn một khóa tu cho một số dân biểu. Thiền sư đã từng thuyết trình ở Quốc hội Canada và Ấn Độ về phương pháp sống chánh niệm.

Trường Đại học Long Island (New York) và Trường Đại học Loyola (Chicago) đã tặng Thiền sư văn bằng Tiến sĩ Nhân văn cho những hoạt động giáo dục, văn hóa và xã hội.

Thiền sư là người khai sơn: Phương Bối Am (Bảo Lộc, Lâm Đồng 1956), chùa Lá Pháp Vân (Tân Phú, Sài Gòn 1964), tại Pháp có Phương Vân Am - Troyes (1970), Phương Khê - Gironde (1978), Đạo tràng Mai Thôn (1982) có các chùa Pháp Vân và Sơn Hạ - Dordogne, Cam Lộ - Lot et Garonne, Từ Nghiêm - Gironde, tại Mỹ có tu viện Rừng Phong và Thanh Sơn - Vermont (1997), tu viện Lộc Uyển - Escondido, California (2001).

Thiền sư đã từng giảng dạy tại Đại học Columbia, Boston và New York (Hoa Kỳ), Đại học Amsterdam (Hà Lan), Đại học Sorbonne (Pháp).

Tuyên Hóa


Hòa Thượng vốn họ Bạch, tên tục là Ngọc-Thư, Pháp danh là An-Từ, tự Độ-Luân, và Tuyên-Hóa là Pháp-hiệu do Lão Hòa Thượng Hư-Vân đặc biệt tặng cho khi Ngài thọ lãnh sứ mạng làm người kế thừa truyền Pháp đời thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu-ngọ (1918) , tại tỉnh Kiết-lâm, huyện Song-thành, tỉnh Tùng-giang, Đông Bắc Trung Hoa (tức Mãn Châu). Thân phụ Ngài tên Phú-Hải, chuyên nghề nông; thân mẫu thuộc dòng dõi họ Hồ, sinh được tám người con, năm trai ba gái, và Ngài là út.

Thân mẫu Ngài thọ chay trường, niệm Phật chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ bà mộng thấy Đức Phật A-Di-Đà hiện thân, phóng hào-quang chiếu sáng khắp thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh Ngài. Ngài vừa ra đời liền khóc suốt ba ngày ba đêm, chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà này vậy.

Năm Ngài 11 tuổi, một hôm cùng chúng bạn dạo chơi, Ngài chợt trông thấy một em bé miệng ngậm, mắt nhắm, nằm bó trong đám rơm. Ngài gọi mà đứa bé chẳng đáp,rờ thì chẳng có hơi thở. Ngài lấy làm khó hiểu vô cùng nên hỏi lũ bạn. Có kẻ hiểu biết liền nói: “Đứa bé đã chết rồi!” Song, Ngài vẫn vô cùng ngạc nhiên, không hiểu thế nào là chết. Về nhà, Ngài thưa hỏi thân mẫu, bà dạy: “ Phàm là người, ai cũng phải chết. Có kẻ chết già, có kẻ chết vì bệnh, cũng có kẻ chết vì tai nạn. Bất luận là giàu hay nghèo hèn, ai ai rốt cuộc cũng phải chết cả!” Ngài lại thưa: “ Như vậy, có cách gì thoát được sự chết chăng?” Bấy giờ trong nhà có vị khách xưa kia từng tu Đạo, đỡ lời đáp rằng: “ Chỉ có cách tu Đạo, hiểu rõ tự-tâm, thấu suốt bổn-tánh, thì mới có thể chấm dứt sanh tử, thoát vòng luân-hồi, thành tựu Chánh-Giác, chứng được Vô-Sanh.

Tuy lúc đó Ngài còn nhỏ tuổi, song đối với lời vị khách nói, Ngài tỉnh ngộ sâu xa, nên quyết chí xuất-gia tu Đạo. Khi Ngài mang chuyện xuất-gia thưa với thân mẫu, bà dạy: “ Xuất-gia là điều tốt lắm, song không phải là chuyện dễ làm. Cần có thiện-căn, có đại nguyện lực, phát đại Bồ-Đề tâm, thì mới có thể thành tựu Vô-Thượng Đạo. Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý. Song, nay ta đã già, mà các anh chị con đều đã tự lập; vậy con nên ở lại để phụng dưỡng cha mẹ; khi ta mất rồi, con xuất –gia tu hành cũng chưa muộn”.

Ngài vâng lời cha mẹ. Sau đó, hằng ngày Ngài thường theo thân mẫu lạy Phật. Lạy Phật xong, Ngài lạy cha mẹ. Rồi vì nhận thấy thế giới này còn lớn hơn cả cha mẹ, nên Ngài hướng về trời, đất, vua, sư trưởng mà lạy. Ngài lại nghĩ đến những người tốt trên thế giới mà lạy, thầm tạ ơn họ về các việc thiện họ đã làm. Nhận thấy những người ác thật qua đáng thương. Ngài lại vì họ mà lạy, mong sao nghiệp chướng của họ được giảm bớt và họ sớm biết hối cải. Mỗi ngày Ngài lại nghĩ thêm những người khác để lạy; nên về sau, bất kể thời tiết, mỗi ngày Ngài đều đặn lạy 837 lạy vào buổi sáng và 837 lạy vào buổi tối.

Ngày lại ngày, Ngài cung kính phụng dưỡng song thân như đối với Phật vậy. Chẳng bao lâu tiếng hiếu thảo đồn khắp bốn phương, và mọi người đều gọi Ngài là Bạch Hiếu Tử ( người con chí hiếu họ Bạch).

Năm Ngài 19 tuổi thì gặp phải tang thân mẫu. Sau khi chu toàn việc mai táng. Ngài đến Chùa Tam Duyên lạy Lão Hòa Thượng Thường-Trí làm thầy, và xuống tóc xuất-gia. Sau đó, Ngài về lại mộ phần thân mẫu thủ hiếu trong ba năm. Suốt thời gian ấy, Ngài sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, đọc tụng kinh điển Đại Thừa và niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà. Rất nhiều lần Ngài ngồi Thiền rồi nhập Định, liên tiếp trong nhiều tuần lễ chẳng rời thiền-sàng. Một đêm nọ, dân trong thôn gần đó hốt hoảng thấy túp lều tranh Ngài hừng hực lửa đỏ. Ánh lửa hồng phừng thẳng lên giữa không trung và túp lều tranh thì sáng rực như ban ngày. Song, khi tới nói mọi người thấy túp lều tranh vẫn bình lặng, và Ngài thì an nhiên, tĩnh mặc trong Thiền-Định!

Có lần Ngài đang tọa Thiền thì chợt có vị khách đến viếng. Vị khách ấy, ngạc nhiên thay chính là Lục Tổ Huệ-Năng! Đức Tổ-Sư dạy Ngài rằng trong tương lai Ngài sẽ tới Mỹ Quốc để độ sinh, rằng ở Tây phương Ngài sẽ gặp nhiều kẻ hữu duyên có thể hoằng dương Phật Pháp, và Ngài sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Mãi đến lúc Đức Tổ-Sư từ biệt quay đi rồi, Ngài mới choàng tỉnh, sực nhớ rằng Đức Huệ-Năng vốn là người đời Đường, khoảng 1.200 năm về trước!

Năm 1946, sau khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, tình trạng giao thông trong nước đã bắt đầu dễ dàng trở lại. Ngài bèn tìm xuống phía Nam để đến Chùa Nam Hoa ở Tào-khê, tỉnh Quảng-đông, đảnh lễ Lão Hòa Thượng Hư-Vân, và đến núi Phổ-đà để thọ Cụ-Túc Giới. Cuối cùng, trải hơn 3.000 dặm, Ngài đã được bái kiến Lão Hòa Thượng Hư-Vân, bậc Đại Thiện-Tri-Thức mà Ngài bấy lâu ngưỡng mộ.

Vừa nhìn thấy Ngài, Lão Hòa Thượng, lúc ấy đã 109 tuổi, liền nhận ran gay sự chứng ngộ của Ngài. Khi đó, Lão Hòa Thượng nói: “ Như thị, như thị,” và Ngài cũng đáp lại “Như thị, như thị!” Biết Ngài là bậc “Pháp Khí,” Lão Hòa Thượng Hư-Vân ấn chứng sở đắc của Ngài, và Ngài chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của Thiền Tông Quy-Ngưỡng. Sau đó, Lão Hòa Thượng dạy Ngài ở lại đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Giới Luật Chùa Nam Hoa.

Năm 1949, Ngài từ giã Chùa Nam Hoa, lên đường sang Hương Cảng, và sống trong một sơn động biệt lập. Chẳng bao lâu, có vô số tăng-lữ từ Trung Hoa Đại Lục qua Hương Cảng tỵ nạn và họ cần sự giúp đỡ của Ngài. Ứng với nhân duyên, Ngài rời sơn động, sáng lập Phật Giáo Giảng Đường, Chùa Tây Lạc Viên và Từ Hưng Thiền Tự, cùng trợ giúp xây dựng và trùng tu nhiều đạo tràng khác. Trong suốt 12 năm ở Hương Cảng, Ngài là tấm gương sáng khổ hạnh, tinh tấn tu Đạo, vì Pháp quên mình. Ngài đã ảnh hưởng vô số thiện nam tín nữ, khiến họ phát tâm Bồ-Đề, quy y Tam Bảo, ủng hộ Phật Pháp.

Hòa Thượng Tuyên-Hóa vốn nuôi chí nguyện đem Chánh Pháp truyền bá đến khắp nơi trên toàn thế giới, nên năm 1961, Ngài sang Úc-Châu hoằng Pháp; và năm sau, 1962, Ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc. Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, Ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cơ duyên hoằng dương Đạo Pháp chín mùi. Lúc ấy, Ngài tụ gọi mình là Mộ Trung Tăng ( nhà Sư trong phần mộ), và Hoạt Tử Nhân ( người đã chết nhưng còn sống).

Năm 1968, biết cơ duyên đã đến, Ngài nói: “ Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh.” Mùa hè năm ấy, Ngài chủ trì Pháp-hội giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày. Khi Pháp-hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ đầu tiên xin xuất –gia với Ngài. Từ đó, Ngài chủ trì nhiều Pháp-hội khác giảng giải Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Đàn v.v…Năm 1971, Ngài giảng bộ Kinh tối cao của Đại Thừa-Kinh Hoa Nghiêm.

Song song với việc giảng Kinh thuyết Pháp, Ngài còn làm vô số công đức độ sinh khác. Năm 1976, Ngài thành lập Vận Phật Thánh Thành-nền tảng căn cứ địa để hoằng dương Phật Pháp tại Mỹ Quốc. Tại Thánh Thành, Ngài xây dựng chế độ tùng-lâm, đào tạo Tăng Ni học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chánh tu hành. Ngài chủ trương rằng tất cả Phật tử cần phải đoàn kết lại và nên dung hợp Nam, Bắc tông. Vì thế, nhiều dịp truyền thọ Tam Đàn Đại Giới tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành là do chư cao tăng Đại Thừa và Tiểu Thừa hợp lực chủ trì.

Năm 1980, Ngài thành lập Trung Tâm Cứu Tế Nạn Dân, một tổ chức cứu trợ xã hội bất vụ lợi được chính phủ Hoa Kỳ ủy quyền để cứu tế, cung cấp các lớp huấn nghệ và Anh ngữ, đồng thời giúp tái định cư người tỵ-nạn từ Việt Nam, Lào, Cambodia. Trung Tâm này đóng cửa vào năm 1986 theo quyết định của chính phủ.

Với tinh thần ‘ vì Pháp quên mình,” Hòa Thượng không quản khó nhọc, thường xuyên đến các đạo-tràng trong và ngoài nước để hoằng dương Phật Pháp. Ngài được mọi giới kính ngưỡng vì nếp sống khổ hạnh và nghiêm trì Giới Luật của Ngài. Trong thời Mạt Pháp mà nhiều người không tôn trọng Giới Luật này, Ngài đã nêu gương sáng và khuyến khích nếp sống khổ hạnh bằng cách chỉ ăn mỗi ngày một bữa vào giờ ngọ và ban đêm thì ngủ ngồi chứ không nằm.

Bình sanh, Ngài sống nhẫn nhục, khoan dung, nhịn ăn nhiều lần để hồi hướng công-đức cho chúng sanh. Cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba vào năm 1962 đã xảy ra không bao lâu sau khi Ngài đến Hoa Kỳ. Ngài đã tuyệt thực năm tuần để hồi hướng cho nền hòa bình thế giới. Vào dịp Ngài du hành Đài Loan năm 1989, Ngài đã nhịn ăn ba tuần để hồi hướng cho dân chúng Đài Loan. Sau đó, Ngài lại đi hoằng Pháp tại nhiều nước châu Âu.

Mặc dầu tuổi Ngài đã cao nhưng Ngài vẫn không muốn nghỉ ngơi tịnh dưỡng. Suốt 30 năm liên tục, Ngài đã đăng đàn thuyết Pháp và giảng luận kinh điển Phật Giáo, giương cao ngọn đèn rực rỡ của trí huệ để soi đường cho chúng sanh đang chìm đắm trong đêm tới của thời đại Mạt Pháp này. Chính trong lúc Ngài đang bệnh để gánh chịu khổ nạn cho chúng sanh, Ngài vẫn kiên trì tiếp tục đại nguyện diễn dịch kinh điển Phật Giáo.

Ngày 7 tháng 6 năm 1995, Hòa Thượng Tuyên-Hóa thị hiện viên-tịch tại Los Angeles, Mỹ Quốc; trao lại cho các đệ tử ba trách nhiệm quan yếu: (1) tiếp tục hoằng dương Phật Pháp,(2) phiên dịch kinh điển Phật Giáo, và (3) hoàn mãn sự nghiệp giáo dục. Vâng theo di huấn của Ngài, tứ chúng đệ tử tại các đạo-tràng thuộc Tổng Hội Pháp Giới Phật Giáo đều chuyên tâm trì tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật suốt 49 ngày kể từ hôm Ngài viên-tịch. Ngày 12 tháng 6, 1995, Lễ Nhập-Quan được cử hành tại Long Beach Thánh Tự; và đến ngày 16 tháng 6, Kim-quan của Ngài được cung thỉnh về Vạn Phật Thánh thành. Tại đây, Đại Lễ Truy-Ân được tổ chức ngày 26 đến ngày 28 tháng 7,1995, trong niềm thương tiếc của mọi người.

Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Thánh Lễ Trà-Tỳ được cử hành trọng thể tại Vạn Phật Thánh Thành trước sự xúc động của hàng ngàn thiện nam tín nữ. Và hôm sau, sáng ngày 29 tháng 7, tro cốt của Ngài được rải trên điạ phận của Vạn Phật Thánh Thành đúng như lời di-giáo của Ngài:

“Khi tôi đến,tôi không có gì cả; khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư-không đến. Tôi sẽ trở về hư-không.”

Dù cho Ngài không muốn để lại một dấu vết nào trên thế gian này, nhưng công -đức hoằng Pháp tại Tây phương, phiên dịch kinh-điển, thiết lập đạo tràng và học-đường của Ngài lúc còn tại thế đã gieo hạt giống Bồ Đề và đã gây được ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng lớp dân chúng Tây Phương. Những dấu ấn đó của Ngài sẽ không bao giờ phai mờ với thế gian!

Ngày 23 tháng 6 năm 1996, đúng một năm sau ngày Hòa Thượng Tuyên-Hóa nhập Niết-Bàn. Tổng Hội Pháp GIới Phật Giáo long trọng tổ chức Lễ Cung Thỉnh Xá-Lợi Hòa Thượng Về Các Đạo-Tràng. Hòa Thượng Tuyên –Hóa đã vĩnh viễn ra đi, nhưng trong tâm trí mọi người vẫn âm vang lời di-huấn của Ngài: “ Hãy quét sách tất cả các pháp, ly khai tất cả các tướng!”

MƯỜI TÁM ĐẠI NGUYỆN CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

Năm Hòa Thượng Tuyên-Hóa 19 tuổi thì thân mẫu Ngài tạ thế. Sau khi lo liệu chu toàn việc mai táng, Ngài tới Chùa Tam Duyên ở Hợp-nhĩ- tân (Harbin) lạy Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy, chính thức xuất gia. Ít lâu sau, Ngài tới một phần của thân mẫu thủ hiếu. Năm đó, nhân ngày vía Đức Quán Thế Âm, 19 tháng 6 âm lịch. Ngài đối trước chư Phật và chư Bồ-Tát mười phương phát 18 đại nguyện:

‘Kính lạy mười phương chư Phật,

cùng Tam Tạng Pháp,

với chư Hiền Thánh Tăng trong đời quá khứ và hiện tại,

Nguyện rũ lòng chứng giám:

Đệ tử là Độ-Luân, Thích An Từ,

Con nay phát tâm,

chẳng vì cầu phước báo của hàng Trời, Người,

cùng Thanh-Văn, Duyên-Giác,

hay của hàng Bồ-Tát Quyền Thừa.

Con chỉ nương theo Tối Thượng Thừa,

mà phát Bồ-Đề tâm,

nguyện cùng tất cả chúng sanh trong Pháp Giới,

đồng thời chứng đắc

A-nâu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

1.Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Bồ-Tát ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

2.Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Duyên-Giác ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

3.Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thanh-Văn ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật, thì con thể không giữ ngôi Chánh Giác.

4.Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Trời. Người ở trong Tam Giới mà chưa thành Phật, thì con thể không giữ ngôi Chánh Giác.

5.Nguyện rằng nếu có một Người ở trong mười phương thế giới mà chưa thành Phật, thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

6.Nguyện rằng nếu có một vị Trời, Người, hay A-tu-la mà chưa thành Phật, thì con thể không giữ ngôi Chánh Giác.

7.Nguyện rằng nếu trong thế giới loài Súc-Sanh mà còn một kẻ chưa thành Phật, con thề không giữa ngôi Chánh Giác.

8.Nguyện rằng nếu trong thế giớ loài Ngạ-Quỷ mà còn một kẻ chưa thành Phật, con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

9.Nguyện rằng nếu trong thế giới loài Địa-Ngục mà còn một kẻ chưa thành Phật, hoặc Địa-Ngục chưa trống không , thì con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

10.Nguyện rằng trong Tam Giới nếu còn một kẻ đã từng quy y với con-dù là Trời, Người, A-tu-la, các loài bay ,lặn, động vật, thực vật, linh giới, rồng, súc sanh, quỷ,hoặc thần-mà chưa thành Phật, con thề không giữ ngôi Chánh Giác.

11.Nguyện hồi hướng, bố thí rộng khắp mọi phước lạc mà con đáng được hưởng cho tất cả chúng sanh trong Pháp Giới.

12.Nguyện rằng một mình con sẽ nhận chịu tất cả khổ nạn của chúng sanh trong toàn Pháp Giới.

13.Nguyện rằng con sẽ phân linh thành vô số để phổ nhập vào tâm của những chúng sanh không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác theo thiện, sám hối tội lỗi, biết tự sửa mình, quy ý Tam Bảo, rồi cuối cùng đều được thành Phật.

14.Nguyện rằng tất cả những chúng sanh thấy mặt con, cho đến chỉ nghe qua tên con, đều phát tâm Bồ-Đề, chóng đắc thành Phật Đạo.

15.Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy và thực hành mỗi ngày ăn một bữa vào lúc giữa trưa.

16.Nguyện giác ngộ loài hữu tình, nhiếp thọ rộng khắp các loài có căn cơ.

17.Nguyện rằng trong đời này con sẽ đắc Ngũ Nhãn, Lục Thông, phi hành tự tại.

18.Nguyện rằng tất cả mọi cầu nguyện đều được thành tựu viên mãn.

Và cuối cùng:

Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ;

Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn;

Pháp-môn vô lượng, thệ nguyện học;

Phật Đạo vô thượng, thệ nguyện thành.”

Thích Thanh Từ


Hòa Thượng Thiền sư Thích Thanh Từ Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm- Đà lạt và các thiền viện theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. mời xem chi tiết Tiểu sử Hòa thượng.
Tiểu sử Hòa Thượng Thiền sư Thích Thanh Từ


Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao đài, lập gia đình hơi muộn. Thân mẫu của Hòa thượng húy Nguyễn Thị Đủ quê làng Thiện Mỹ, dòng Thanh Bạch, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hy sinh vì chồng vì con.

Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ.
Khoảng năm 9 tuổi, nhân theo Cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người Bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho Bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rúng động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ:
Non đảnh là nơi thú lắm ai,
Đó cảnh nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc,
Chuông hồi văng vẳng quá bi ai!
Có thể nói rằng chí xuất trần của Hòa thượng nổi dậy kể từ đây.
Sớm chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một tâm niệm “ Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.”
Từ dạo đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang một con đường sáng.
Ngày 15 tháng 07 năm Kỷ Sửu 1949, sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang, Hòa thượng được Tổ Thiện Hoa chánh thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em. Ngoài ra còn phụ trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn để tâm học Giáo điển.


Năm 1949 -1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ ba tại Phật Học Đường Phật Quang.
Đến năm 1951, Hòa thượng bắt đầu học lên Trung đẳng


Một khuya nọ, nhân đọc Kinh Lăng Nghiêm đến chỗ Phật chỉ Tôn giả A Nan nhận ra bản tâm chân thật của chính mình qua tánh thấy, tánh nghe, bất giác Hòa thượng xúc động rơi lệ. Phải chăng đây là dấu hiệu cho biết chủng duyên Phật Pháp nhiều đời của Người đã bắt đầu nẩy mầm?

Cũng trong năm nầy chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng cũng được theo và thọ giới Sa Di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng Đàn đầu.
Năm 1953 Hòa thượng theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, Hòa thượng được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng Đàn đầu.

Từ năm 1954 -1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật Học Đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí Ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông, ...
Như vậy là ngót mười năm Hòa thượng đã trải qua hai năm Sơ đẳng, ba năm Trung đẳng, bốn năm Cao đẳng. Tốt nghiệp các lớp Phật học xong là đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất. Hòa thượng bước sang thời kỳ hóa đạo. Hòa thượng là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng Pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần.

Năm 1960 -1964, Hòa thượng đã giữ những chức vụ trong Phật giáo:

Phó vụ trưởng Phật học vụ.

Vụ trưởng Phật học vụ

Giáo sư kiêm quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm

Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm..

Sau lễ mãn khóa Cao Trung Chuyên Khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng thầm nghĩ với ngần ấy đóng góp cũng phần nào tạm đủ nói lên tấm lòng tri ân và báo ân của mình đối với Thầy Tổ rồi. Hòa thượng liền xin phép với Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu. Chí đã quyết, Hòa thượng dằn lòng dứt áo ra đi, âm thầm một mình một bóng lên chốn non thâm.

Hòa thượng đã thật sự giã từ Phật Học Viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng. Nhưng hai tiếng "Tăng Ni" vẫn xoáy sâu vào lòng Người, để sau này chút duyên "Thầy Trò" ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ

Tháng 04 năm 1966, Hòa thượng dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Đại Tạng Kinh, nhưng đã ấp ủ một thiền Tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình


Đến rằm tháng tư năm Mậu Thân, Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: " Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép. Toàn thể môn nhân qui ngưỡng lên non một lòng mong đợi.

Tháng 07 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát Nhã. Từ con mắt Bát Nhã trông qua tạng Kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Đại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người.



Ngày 08 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Pháp Lạc thất thật xứng đáng là linh hồn của dòng Thiền Chân Không. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của Hòa thượng. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau nầy Phật giáo Việt Nam vinh dự có một ngôi sao sáng mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20.

Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni và Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ. Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão của Thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.”


Các Thiền viện sau đây chính thức được Hòa thượng thành lập, làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành:

Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ - Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.

* Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 08 năm 1974.
* Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 04 năm 1975.
* Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 04 năm 1979.
* Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 02 năm 1980.
* Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 06 năm 1980.
* Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 07 năm 1987.
* Thiền viện Liễu Đức, Long Thành - Đồng Nai.
*
Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt - Lâm Đồng, thành lập tháng 04 năm 1993.
* Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002.
* Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
* Thiền viện Hương Hải, Long Thành - Đồng Nai.
* Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành - Đồng Nai.
* Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành - Đồng Nai.
* Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.
* Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000.
* Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
* Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.
* Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
* Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.
* Thiền tự Đạo Viên, Québec, Gia Nã Đại, thành lập năm 2002.
* Thiền tự Thường Lạc - Pháp.
* Thiền tự Pháp Loa - Úc.
* Thiền tự Hiện Quang - Úc.
* Thiền tự Hỷ Xả - Úc.
* Thiền viện Tiêu Dao - Úc.
* Thiền tự Tuệ Căn - Úc.

Hòa thượng cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu, Trà Ôn, Vĩnh Long.








Hòa thượng giảng và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và Phật tử.

Hòa thượng đã đi du hóa và thăm viếng các nước:
Cam-pu-chia (1956)
Ấn Độ, Tích Lan và Nhật Bản (1965)
Trung Quốc (1993)
Pháp (1994 - 2002)
Thụy Sĩ (1994)
Indonesia (1996)
Gia Nã Đại (1994 - 2002)
Hoa Kỳ (1994 - 2000 - 2001 - 2002)
Úc Châu (1996 - 2002).

Tổng số Phật tử phát tâm qui y trong và ngoài nước là 84860 người. Trong đó, trong nước là 75260 người, nước ngoài là 9600 người.